MÌNH ĐÃ LÀM GÌ KHI CON ĐÁNH BẠN

🌱Cách đây vài tháng, có 1 hôm mẹ đi rước Mỡ như mọi ngày thì đc cô giáo của Mỡ nhắn nhủ nhẹ nhàng là “Quân hôm nay đánh bạn Kỳ Kỳ”. Hỏi ra thì mới biết bạn ko làm gì mà Mỡ vẫn đánh bạn, nhỏ đang ngồi tự nhiên chạy lại cóc đầu người ta 😑😑. Về nhà mẹ có hỏi con tại sao lại đánh bạn, nhưng con ko trả lời mẹ. Vài ngày sau đó, mẹ vẫn tiếp tục bị cô nhắc nhở: dành ghế đánh bạn, đánh luôn cả bạn có chú là thầy giáo đang dạy trong lớp…..😢😢 Đặc biệt về nhà, con cũng có hành động quơ tay đánh ba mẹ khi không được đáp ứng yêu cầu.
🌱Lúc này mẹ rất hoang mang vì ngày nào cũng nghe cô mắng Mỡ, rồi phụ huynh người ta xem cảm thấy con mình bị đánh ko lý do ngta cũng khó chịu, mà hỏi con thì con ko trả lời mẹ. May là mẹ đã bình tĩnh lại kịp thời, bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân và cùng con vượt qua hành vi tâm lý này.
—————————————–
🔎🔎🔎Vậy tại sao con lại có hành vi đánh người này ⁉️⁉️🤔🤔
💢Sau khi tìm hiểu thì mình biết được hành vi đánh người này hầu hết bé nào cũng có, vì đây là 1 phần trong quá trình phát triển của con, và nó thường đến từ các nguyên nhân như:
1️⃣ Con đang trong giai đoạn khám phá cơ thể, khám phá sức mạnh của đôi tay . Con muốn thử xem khi con đập tay vào 1 thứ gì đó thì sẽ có hiện tượng gì?
2️⃣ Con chưa biết cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình. Con chưa thể gọi tên các cảm xúc như buồn, giận, bực bội…. Vì vậy con ko nói ra được tâm trạng của mình như thế nào, không giải tỏa được nên con sẽ thể hiện bằng hành động như la hét, khóc lóc, ném đồ và đánh người.
3️⃣ Con đang thử nghiệm các ranh giới của ba mẹ. Con muốn thử xem khi con làm như vậy thì ba mẹ có đáp ứng yêu cầu của con hay không?
4️⃣ Con đang trong giai đoạn nhạy cảm về hành vi. Con sẽ bắt chước những hành động của người lớn hay những gì mà con thấy xung quanh.
————————————-
❤️❤️ Mình đã giúp Mỡ vượt qua giai đoạn này như thế nào⁉️⁉️
🌱 Việc đầu tiên là mẹ cần “ÔM” con vào lòng, nói những lời yêu thương với con. Để cho con biết mẹ rất yêu con, rất quan tâm con, mẹ muốn chia sẻ mọi điều với con, muốn biết chuyện gì đã xảy ra với con, chứ ko phải là mẹ muốn trách mắng con. Có như vậy thì con mới mở lòng với mẹ.
🌱 Rồi mình sẽ nhẹ nhàng hỏi “Hôm nay mẹ nghe cô giáo nói ở trường con và bạn Kỳ Kỳ đã xảy ra xung đột/đánh nhau hả? Tại sao 2 con lại đánh nhau vậy?” Mình không hỏi là “Tại sao con lại đánh bạn?” Vì như vậy giống như mẹ đang quy chụp lỗi sai cho con, là do con đánh bạn. Trong khi mẹ không ở đó chứng kiến sự việc, không biết thực hư ra sao. Dù mẹ có hỏi cô giáo thì cũng chưa chắc là lúc sự việc xảy ra cô đã nhìn thấy từ đầu đến cuối, có thể cô chỉ nhìn thấy lúc con đang đánh bạn thì sao. Vậy nên mình ko hỏi theo hướng 1 chiều hay thiên về lời kể của cô giáo.
➡️ Đối với bé chưa có khả năng kể lại sự việc cho mẹ nghe, thì mẹ có thể đặt những câu hỏi gợi ý “Hai đứa dành đồ chơi với nhau ah?”, “Bạn ko chơi với con nên con giận con đánh bạn ah?”…..
🌱 Con có thể trả lời mẹ hoặc im lặng.
➡️ Nếu con trả lời thì mẹ dựa vào câu trả lời của con mà giải thích cho con hiểu. Dù con đúng hay sai thì hành vi đánh bạn là ko tốt, con đánh bạn, bạn sẽ đau sẽ giận con đấy. Nếu người khác đánh con đau, con có chịu không (có thể con sẽ trả lời hoặc không). Con sẽ không muốn bị đau đúng không, vậy thì con cũng đừng làm người khác đau nhé. Con của mẹ là 1 em bé biết yêu thương mọi người, con sẽ không làm người khác đau đâu nhé. Và dạy con nói lời “xin lỗi” nếu có lỡ sơ ý làm người khác đau.
➡️ Nếu con im lặng, ko trả lời mẹ thì mình sẽ nói “Bây giờ con không muốn nói cho mẹ biết cũng không sao, khi nào con muốn nói thì hãy nói với mẹ nhé”, “Vì con không nói nên mẹ không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng mẹ biết lúc đó có thể con đang khó chịu, đang tức giận, hay đang bực bội 1 điều gì đó. Nhưng dù con cảm thấy như thế nào thì con cũng không nên đánh bạn”. Mình sẽ gọi tên cảm xúc của con và giải thích cho con đúng/sai và hậu quả như trên.
🌱 Cuối cùng là mình sẽ dạy cho con cách xử lý tùy vào mỗi tình huống xảy ra.
▪︎ Dành đồ chơi: con sẽ thương lượng với bạn về việc chia sẻ đồ chơi cho nhau.
▪︎ Bạn đánh con: con sẽ nói “bạn không được đánh mình” (mẹ diễn tả lại lời nói cũng như tông giọng như thế nào cho con thấy, mục đích là dạy con biết tự giải quyết vấn đề của mình). Nếu vẫn không được thì con hãy chạy đi nói với cô giáo. Dạy con tránh đi đừng để bạn đánh và cũng ko nên đánh lại bạn.
▪︎Dạy con cách giải tỏa cảm xúc bằng cách: đánh vào gối, dậm chân xuống đất….
🌱 Đặc biệt, mỗi ngày mình sẽ nói với con “Con là 1 em bé biết yêu thương mọi người, con sẽ ko làm đau người khác, con luôn hòa đồng vui vẻ với mọi người, nên con luôn được mọi người yêu mến”. Nhất là vào lúc con vừa mới ngủ/sắp ngủ dậy, mình sẽ luôn thủ thỉ với con những điều tốt đẹp, tích cực. Thực hiện liên tục 21 ngày, nó sẽ thành thói quen và con sẽ là 1 em bé tuyệt vời mà mẹ đã cài đặt cho con.
💢 Trên đây là những kiến thức mình đã tìm hiểu được, và kinh nghiệm của mình đã làm với Mỡ. Mình làm như vậy sau 2 tuần thì không còn thấy Mỡ đánh ba mẹ khi ở nhà nữa. Đến trường hỏi cô Mỡ còn đánh bạn không thì cô cũng nói là dạo này Quân hết đánh bạn rồi. Thật sự mình rất vui vì đã giúp đc con vượt qua giai đoạn tâm lý này 1 cách nhanh như vậy. Bài viết tuy dài nhưng mong rằng sẽ giúp được các mẹ đang hoang mang như mình đã từng .
———-🎀🎀🎀———-
🎯 TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRÍ TUỆ VIỆT – TOÁN SƠ ĐỒ CƠ SỞ THANH XUÂN
🏠 Địa chỉ:
🏠 CS1: Số 55 phố Hoàng Ngân, Nhân Chính, Hà Nội
🏠 CS2: ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH (số 32 ngách 44 ngõ 460 Khương Đình)
📱 SĐT: 0911 74 3332 / 0942824668
💌Email: mmathanhxuan@gmail.com

Leave Comments

0942824668
0942824668